Mô tả

Gõ Đỏ còn có tên gọi khá là cây Hổ Bì hay cây Cà Te, có tên khoa học là Afzelia xylocarpa, thuộc họ thực vật Fabaceae (họ Đậu). Đây  là một loại cây thân gỗ thuộc nhóm I, nhóm gỗ quý hiếm của Việt Nam được liệt kê trong sách đỏ. Gỗ của cây Gõ Đỏ có vân màu đỏ đẹp được dùng nhiều trong trang trí đồ nội thất, đồ thủ công mỹ nghệ tinh sảo, sang trọng và bền đẹp. Hiện nay cây Gõ Đỏ đang được nhân giống và trồng rộng rãi nhiều hơn trước. Cây phát triển chậm, là loài cây thường phân bố trong rừng xanh hoặc rừng nửa rụng lá, thường mọc trên các loại đất có thành phần cơ giới trung bình, tầng đất thấp, đất bằng hay sườn thoát nước và là cây ưa sáng.

Gõ Đỏ thường được phân bố ở một số nước Đông Nam Á như: Lào, Campuchia. Thái Lan, Trung Quốc…ở Việt Nam, là loại gỗ phân bố khá rộng từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng đến miền núi.

Đặc điểm 

Cây Gõ Đỏ là cây thuộc dạng cây thân gỗ lớn, nó có chiều cao trung bình từ 25 cho đến 30m, đường kính của thân từ 0,8-1m, cây rụng lá nhiều thành từng đợt. Vỏ thân cây sần sùi và có màu xám trắng, trên vỏ có nhiều lỗ màu nâu. Cây phân cành nhánh thấp, cành thưa nên tán tuy rộng nhưng không dày, các cành non nhẵn. Lá của cây thuộc loại kép lông chim chẵn 1 lần, mỗi lá mang 3-5 đôi lá chét, các lá chét có hình trái xoan, lá dài 5-6cm, đầu lá khá nhọn, gốc lá tù hoặc có hình gần tròn, phiến lá nhẵn ở cả hai mặt, lá có màu xanh mát mắt.

Hoa có hình chùy mọc ở đỉnh cành hay ngọn cây, hoa lưỡng tính và những tràng hoa màu trắng hồng hoặc có thể có màu hồng, mặt trong có lông. Cây thường ra hoa vào tháng 3-4 và quả được tạo thành vào mùa thu quả chín vào tháng 10-11. Quả của cây có dạng hình quả đậu có chiều dài từ 15-20cm, khi già quả có màu nâu thẫm hoặc gần như có màu đen, trong mỗi quả có chứa từ 5-8 hạt. Hạt có hình trứng, dày, có vỏ màu nâu thẫm hay màu đen, các hạt của cây có khả năng tái sinh mạnh mẽ.

Gỗ của cây Gõ Gỏ rất đẹp, lõi màu đỏ nhạt hoặc đỏ đậm, có các vân đen giống da hổ có lẽ vì thế cây còn có tên gọi là Hổ Bì. Cây có các nu gỗ trên thân cây, nu có vân xoáy khá đẹp, do cây thường trải qua quá trình thương như bị chặt chém, sét đánh hay sâu bệnh hại…lúc đó cây sẽ dồn hết chất dinh dưỡng nuôi phần bị thương ấy nên các vết thương tật đó phát triển khác biệt.

Gỗ của cây rất nặng, thớ mịn và bền nó rất cứng. Đặc biệt gỗ không bị mối mọt gỗ dễ gia công, chịu được nắng mưa vì thế mà gỗ của cây này khá quý hiếm. Khi đánh bóng nổi vân lên rất đẹp vì thế nó được ưa chuộng để đóng đồ mỹ nghệ, nội thất, chạm khảm rất sang trọng.

Tác dụng 

Làm cây cảnh quan,bóng mát

Cây Gõ Đỏ là một cây bóng mát có kích thước lớn, tán cây là xanh quanh năm vì thế nó được trồng để tạo bóng mát và cảnh quan đẹp cho sân vườn, nhà hàng, công viên, nhà máy, khu đô thị…hay trồng thành những hàng rào bảo vệ nhà, sân vườn, biệt thự.

Cây lấy gỗ

Được dùng để chế tạo đồ nội thất sang trọng như giường tủ, bàn ghế, tranh điêu khắc…và một công dụng quan trọng nhất là cây gõ đỏ có thể trồng thành rừng lớn có tác dụng cải tạo đất và cây gỗ có hiệu quả kinh tế cao.cay-go-do-2

Cách trồng và chăm sóc 

Nhân giống 

Gõ Đỏ được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp gieo hạt. Các hạt để nhân giống cây được chọn là các hạt chắc khỏe, và có sức nảy mầm tốt, không có dấu hiệu của nấm mốc và bệnh tật.

Cách trồng 

Vị trí trồng: Cây yêu thích những nơi thoáng mát và nhận được ánh sáng tốt nhất để cây hấp thụ và sinh trưởng phát triển tốt nhất.

Đất trồng: Cây có khả năng sinh trưởng và phát riển trên nhiều loại đất khác nhau. Vì thế mà yêu cầu về đất đối với cây không quá khắt khe.

Đào hố chuẩn bị trước 1 tháng, phơi hố bổ sung vôi bột và các dưỡng chất để vừa làm sạch hố vừa có thể cung cấp cho cây khi trồng xuống một dưỡng chất nhất định. Đặt cây xuống hố, tháo bỏ các dây, vỏ bọc bầu sau đó lấp đất xung quanh hố, giữ chặt cây để cây không bị nghiêng ngả và đổ. Nên sử dụng cột chống đôi với cây to trồng lại, tưới nước để cây nhận độ ẩm.

Cách chăm sóc cây 

Nước tưới: Gõ Đỏ cần cung cấp đủ nước, độ ẩm vừa phải, cây chịu úng kém, vì thế khi chúng ta tưới không nên tưới ngập, dễ gây úng cây và thối gốc.

Phân bón: Bón phân theo định kỳ 1 năm chúng ta nên bón 2 đến 4 lần. Loại phân sử dụng để bón cho cây là NPK hoặc phân chuồng, phân hữu cơ, phân xanh và hoai mục. Khi bón chú ý không bón sát gốc, nên bón xa gốc để tránh cây bị xót.

Phòng trừ sâu bệnh: Cây thường bị sâu đục thân nên có thể dùng vôi quét xung quanh gốc cây, bắt sâu hoặc tiêm thuốc sâu vào vị trí sâu đục thân.