CÂY MỘC HƯƠNG

 

CÂY MỘC HƯƠNG

Mô tả

Cây Mộc Hương có tên gọi khác là Cây Mộc, Quế Hoa, Mộc Tê, có tên khoa học là  Osmanthus fragrans và có nguồn gốc từ Châu Á, là cây thân gỗ trung bình, nhiều cành, cây có thể cao từ 4-6 m, sống lâu năm, rễ cây to, đường kính cây mộc hương trung bình ở việt nam khoảng 20 – 30cm, vỏ bên ngoài có màu nâu nhạt, dùng để chữa bệnh đau dạ dày. Lá mọc so le nhau, phiến lá chia thùy không đều ở cuống, gốc có lá hình 3 cạnh tròn, dài từ 12 – 30 cm, rộng từ 5 – 15 cm, cuống lá dài khoảng 30 cm, mép lá có hình hơi lượn sóng, 2 mặt lá đều có lông nhưng mặt dưới nhiều lông hơn mặt trên, càng lên trên ngọn lá càng ngắn.  Hoa có màu trắng hoặc vàng nhạt, vàng, hoặc vàng cam, thường mọc thành chùm ở kẽ lá gần ngọn, đài hoa có 4 răng, tràng có 4 cánh dày liền nhau tại gốc, hoa có 2 nhụy đối nhau, bầu có hai lá noãn cũng dính vào nhau ở gần gốc hoa,hoa rất thơm, nở dải dác quanh năm nhưng nở rộ vào mùa thu.  Mùi hương của hoa khá mạnh, quyến rũ nên đã khiến không ít người mê mẩn.

Cây mộc hương có thể sống rất lâu năm, là cây có tốc độc sinh trưởng rất chậm, cây ưa sáng và thường ra hoa nhiều vào mùa đông.

Cây có nguồn gốc châu Á, có nhiều ở từ đông Himalaya đến Hoa Nam (Quý Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam), Đài Loan, nam Nhật Bản. Ở nước ta, hoa mộc hương phân bố ở Ninh Bình, Kon Tum và một số nơi khác.

Cách phân biệt Mộc Hương ta với Mộc Hương Trung Quốc

Hiện tại mộc hương đang được chia làm 2 loại là mộc hương Trung Quốc và mộc hương ta. Mặc dù có thể phân biệt mộc hương ta và mộc hương Trung Quốc qua hoa và lá nhưng theo kinh nghiệm dân gian, cách dễ nhất để nhận biệt mộc hương ta là qua thân cây.

Cây mộc hương ta có thân nhỏ hơn, thân sẫm màu hơn, trên thân thường có nhiều đốm và có vết nứt chạy dài liền nhau nên nhìn cây có vẻ cằn cỗi, có những cây mọc rêu trên thân nhìn cổ kính rất đẹp.

Mộc hương Trung Quốc có thân lớn, thường to gấp đôi mộc hương ta, cây sinh trưởng nhanh do đó thân trơn láng, tròn đều, mịn, ít có sẹo, đốm. Nếu đặt hai cây cạnh nhau thì khá dễ phân biệt.

Ý nghĩa

“Sắc trà hương mộc” là câu nói được truyền đời từ lâu bởi các thế hệ cha ông người Việt. Mùi hương của cây hoa mộc không chỉ nồng nàn, say đắm mà còn đã đi vào và trở thành một nét văn hóa của người dân nước ta. Đây là loại cây có mùi hương được ưa thích và quý trọng hàng đầu tại nước ta dù phải chịu thử thách của thời gian.

Vẻ ngoài của cây mộc hương không nổi bật như một số loại cây cảnh khác. Tuy nhiên chính sự mộc mạc và bình dị của cây đã tạo nên nét đẹp và phong cách đặc biệt. Cây hoa mộc đẹp một cách rất riêng, không phô trương nhưng lại vô hình hấp dẫn. Ở nước ta chủ yếu có cây hoa mộc trắng vừa chất phác, đơn giản nhưng lại không kém phần thanh tao và đẹp đẽ.

Ý nghĩa cây hoa mộc như sự miêu tả về những người dân Việt Nam chăm chỉ, cần cù và mộc mạc. Họ không hề phô trương và cố chứng tỏ bản thân mà vẫn có được sự chú ý và công nhận của bạn bè quốc tế.

Cây hoa mộc hương là sự nhắc nhở cho con người về sự khiêm tốn, giản đơn mà vẫn không kém phần đẹp đẽ, ngát hương. Bên cạnh đó, đây cũng là một loại cây trừ tà tốt trong phong thủy nên được trồng khá nhiều tại các đình chùa và miếu thờ.

Công dụng

– Chữa đầy bụng chướng hơi, ăn khó tiêu, ỉa chảy, đau dạ dày

– Cây hoa mộc dùng để làm thuốc trị bệnh đau dạ dày, đau gan, thận do lạnh, ho nhiều đờm, đau răng lợi, hôi miệng..

– Vỏ cây hoa mộc hương có thể lấy làm thức nước uống sáng mắt.

– Rễ cây mộc hương dùng để trị bệnh nhức mỏi gần xương, đau răng, chữa phong tê thấp, thận hư…

– Cây được trồng để làm cảnh trước sân nhà, trồng trong các khu vườn biệt thự, cảnh quan đường phố, cây còn được trồng ở đình và chùa vì theo phong thủy cây mộc hương có thể đuổi được tà khí. Cây mộc hương cổ thụ rất hiếm nên có giá cao, cây mộc hương cổ thụ nhập từ trung quốc về giá có thể lên đến vài trăm triệu đồng.

– Hoa mộc hương còn có thể chữa bệnh đau bụng, hoặc dùng để dưỡng tóc, làm thơm tóc…

Cách trồng

 

Mộc hương là cây thân gỗ khỏe mạnh và rắn chắc nên khả năng sinh tồn của cây khá cao. Cây cũng không kén đất nên việc lựa chọn đất trồng cũng không tốn nhiều công sức.

Có 2 cách trồng cây phổ biến là gieo hạt và chiết cành. Tuy nhiên cây mộc hương ít khi ra quả và cách gieo hạt cũng tốn thời gian hơn nên thông thường cách chiết cành sẽ được phổ biến.

Chọn cành chiết ở giai đoạn trưởng thành và khỏe mạnh để làm giống. Lưu ý quan sát và kiểm tra để đảm bảo cành chiết không bị bệnh ngầm hoặc hư hỏng. Quá trình cắt cành chiết cần cẩn thận để không làm tổn thương các đường ống dẫn trong cành chiết.

Trộn lẫn đất trồng với phân ủ mục và xơ dừa, vỏ trấu theo tỉ lệ hợp lý. Xới đất cho tơi xốp để đảm bảo khả năng thoát nước. Đào một hố đất sâu khoảng 15cm và đặt cây con vào rồi lấp đất. Chú ý ấn đất chặt và cố định nếu cần để cây con không bị ngã đổ sau này. Mang cây con vào vị trí có bóng râm, tránh ánh sáng trực tiếp để cây không bị héo.

Tưới nước thường xuyên để đảm bảo độ ẩm vừa đủ cho cây phát triển. Sau thời gian 1 tháng, cây con sẽ mọc rễ và bắt đầu phát triển khỏe mạnh. Lúc này đã có thể đem cây đi trồng bình thường tại những vị trí mà bạn muốn.

Cách chăm sóc 

Ánh sáng: Là cây thực vật thân gỗ có kích thước trung bình, hoa mộc hương khó sinh trưởng tốt trong điều kiện thiếu sáng. Tuy nhiên trồng cây tại nơi thoáng đãng chịu ánh sáng mạnh có thể sẽ khiến cây bị khô và rám ảnh    hưởng đến sự phát triển của hương mộc. Tốt nhất hãy trồng cây tại những vị trí có ánh sáng vừa phải và cạnh các vật che chắn như trong vườn cây hay cạnh cổng, tường để hoa mộc hương quang hợp hiệu quả

Đất trồng: Cây hoa mộc hương không phải loại cây kén đất trồng. Nhưng để cây khỏe mạnh và tươi tốt thì nên chọn loại đất thịt dày có nhiều dinh dưỡng để trồng cây. Nên chú ý giữ cho đất đủ tơi xốp tránh cho cây bị ngập úng gây thối rễ.

Phân bón: Muốn cây ra hoa nhiều và đẹp, người trồng cần bón phân định kỳ hàng năm để đất trồng luôn giàu dinh dưỡng. Những loại phân bón thích hợp là phân hữu cơ ủ mục hoặc phân NPK. Nhớ quan sát tình trạng đất để bón lượng phân vừa đủ để tránh mất cân bằng dinh dưỡng trong đất.

Tưới nước: Chỉ khi được cung cấp đủ nước thì cây mộc hương mới có thể tươi tốt và ra hoa đẹp. Đây là loại cây ưa ẩm đặc biệt phát triển tốt vào mùa mưa. Vì vậy nên tưới thường xuyên cho cây mỗi ngày để đảm bảo độ ẩm cho đất trồng. Lưu ý không nên tưới quá nhiều nước vào cùng một lần có thể làm úng cây. Cách tưới tốt nhất là chia nhỏ lượng nước tưới và tiến hành tưới vào sáng sớm và chiều muộn. Đây là thời điểm nhiệt độ của đất và cây ở mức vừa phải và không gây hại cho cây khi tưới.

Sâu bệnh: Trong trường hợp phát hiện cây bị bệnh, người trồng cần cắt bỏ những cành, lá bệnh ngay lập tức. Sau đó phun các loại thuốc trị bệnh cho cây theo chỉ dẫn của chuyên gia. Đối với cây hoa hương mộc, nên hạn chế phun thuốc trừ sâu để không ảnh hưởng đến mùi hương của hoa.

 

Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Dịch Vụ Thương Mại Hoàng Lam

  • Địa Chỉ: Km 25 + 500 Đại lộ Thăng Long, thôn Đồng Kho, xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất, Hà Nội
  • Hotline: 0967895883
  • Email: kinhdoanhhoanglam123@gmail.com
  • Website: caycothuhoanglam.com
0967895883
chat-active-icon