Cây Lộc Vừng
Mô tả
Cây Lộc Vừng hay cò có tên gọi khác là cây Mưng, nó là một trong bốn cây phong thủy quý của người phương Đông: Sanh, Sung, Tùng, Lộc. Từ xa xưa loại cây quý này đã được con người sử dụng vào mục đích làm kiểng và làm bóng mát.Thuộc cây thân gỗ, kích thước tùy thuộc vào môi trường sống và cách chăm sóc. Thường thì một cây trưởng thành được trồng trong chậu cảnh sẽ có đường kính khoảng 35 – 40 cm, còn với những cây được trồng ở không gian rộng, tại các công trình lớn thì thường có đường kính khoảng 40cm.
Phân loại
Cây Chiếc: hay còn gọi là rau rừng chính là loại Lộc Vừng phổ biến nhất, có tên tiếng Anh là Barringtonia Asiatica. Chúng có nguồn gốc từ Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, loại cây này thường được trồng dọc theo đường phố để phục vụ cho mục đích trang trí cũng như tận dụng làm bóng mát.
Lộc Vừng hoa chùm: Có tên tiếng Anh là Barringtonia racemosa, tiết diện của trái có hình tròn, hoa có màu trắng hoặc hồng. Loại này thích hợp để trước sân nhà hoặc những nơi công cộng vừa để làm kiểng, vừa mang lại tài lộc cho gia chủ. Lộc Vừng hoa đỏ: Loại Lộc Vừng hoa màu đỏ này được người Pháp du nhập vào Việt Nam từ xưa và được trồng rất phổ biến. Với ý nghĩa phong thủy là mang tài lộc, may mắn, bình an và hạnh phúc đến cho gia chủ, loại này được ưa chuộng rộng rãi trên khắp mọi miền đất nước.
Đặc điểm
Lộc vừng thuộc thân gỗ to cao, cây lâu năm , tán rộng, nhiều cành, lá thuôn tròn hoặc hơi nhọn, mặt trên đậm hơn mặt dưới, viền lá gợn sóng, phần gân lá nổi rất rõ. Hoa nở thành chùm và có mùi thơm dịu nhẹ.
Giá trị
Làm cây cảnh, cây bóng mát
Lộc Vừng là một loại cây vừa độc đáo, vừa lạ mắt nên nó thường được trồng nhiều để làm bóng mát, cây cảnh trong gia đình, tạo điểm nhấn nhá cho những nơi tôn nghiêm và phục vụ đắc lực cho lĩnh vực nghệ thuật bon sai.
Lá làm thức ăn
Lá và đọt của lộc vừng còn được ăn kèm với một số món cuốn hoặc nấu canh chua đều được.
Vỏ, rễ, hạt làm thuốc chữa bệnh
Vỏ, rễ và hạt của cây thường được sử dụng vào việc chữa bệnh theo liệu pháp đông y, ngoài ra loài cây này còn được ứng dụng vào việc bào chế ra một số loại thuốc kháng sinh, chống viêm…trong tây y.
Mang đến tài lộc, may mắn
Ngay cái tên của nó cũng đã cuốn hút mọi người nên khi trồng Lộc Vừng ở trước sân nhà, thì tài lộc, may mắn cũng sẽ theo đó mà vào nhà.
Cách trồng và chăm sóc
Đất trồng và nước tưới
Cây phù hợp với mọi loại đất nên rất dễ trồng, tuy nhiên với cau bonsai nên trộn đất trộn cùng trấu, xỉ than lò gạch đập vụn cùng một lượng phân chuồng hoai mục vừa đủ. Lúc mới trồng cây còn yếu, vì thế bạn chỉ nên tưới một lượng nước vừa phải để giữ ẩm cho cây, khi cây đã mọc rễ rồi thì bạn có thể tưới nước thoải mái hơn, tuy nhiên không nên tưới quá nhiều nước tránh trường hợp cây bị úng nước, mục rễ.
Vị trí trồng
Chọn những nơi thoáng mát, gần nguồn nước, nhiều ánh sáng để cây có thể quang hợp, phát triển tốt. Nếu như trồng cây Lộc Vừng bon sai ở nhà thì bạn nên chọn không gian ngoài sân, bởi vị trí này không những phù hợp với phương diện phong thủy, mà còn giúp cây phát triển khỏe mạnh, tốt tươi quanh năm.
Nếu trồng ở công viên, các công trình công cộng thì ta nên chọn những khu vực có nhiều ánh sáng, vị trí thuận tiện cho việc chăm sóc để cây có điều kiện phát triển tốt nhất.
Phân bón
Cây trồng đất thường không cần bón phân nhiều tuy nhiên với cây trồng trong chậu cảnh sẽ thì cần nhiều chất dinh dưỡng hơn, dó đó phải thường xuyên bón phân hữu cơ và DAP để giúp cây sinh trưởng tốt hơn.
Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Dịch Vụ Thương Mại Hoàng Lam
- Địa Chỉ: Km 25 + 500 Đại lộ Thăng Long, thôn Đồng Kho, xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất, Hà Nội
- Hotline: 0967895883
- Email: kinhdoanhhoanglam123@gmail.com
- Website: caycothuhoanglam.com