Cây Hoa Nguyệt Quế
Mô tả
Nguyệt Quế trồng làm cảnh quan
Một số tài liệu y học cho rằng, nguyệt quế được dùng để chữa bệnh rất tốt đặc biệt trong phương pháp giảm đau, chống viên, chống ô xi hóa…
Ngoài ra, cây còn là nguồn thực phẩm được dùng để chế tạo hương vị trong nấu ăn.
Nguyệt Quế còn là biểu trưng cho sự chiến thắng, hoa của cây được tết thành những chiếc Vòng Nguyệt Quế tuyệt đẹp để trao cho người chiến thắng.
Đặc điểm hình thái
Nguyệt Quế là cây thân gỗ có chiều cao trung bình 6m, có những cây thấp hơn chỉ 2m, thân cây khi non có màu xanh, khi già chuyển dần sang màu nhẵn bóng, không có lông hoặc nếu có chỉ là một số sợi lông nhỏ không đáng kể. thân cây già hóa thành gỗ có màu nâu hoặc màu xám, vỏ cây nứt ra và sần sùi giống như cây bưởi, nho thân gỗ và cây ổi.
Cây hoa Nguyệt Quế cổ thụ
Lá cây được mọc xen kẽ nhau theo thân và được mang trên cuống lá, những cụm lá của cây dài chứng 12cm và là tập hợp của 2 dãy đối xứng nhau gồm 3 – 9 chiếc, lá non mọc bóng và dài, hình bầu dục hẹp, phía đầu lá nhọn.
Hoa Nguyệt Quế rất thơm, mùi thơm rất dễ chịu giống hoa Mộc hương, hoa mọc thành từng cụm gồm 8 bông tại đỉnh nhánh hoặc mọc ra từ nách lá. Mỗi hoa gồm có 5 đài màu xanh và 5 cánh màu trắng, đường kính hoa khoảng 12 – 18 mm uốn cong về phía sau. Hoa có 10 nhị và một bầu nhụy ở trên đỉnh, đầu nhụy có dạng hình cầu. Hoa có đặc điểm tương đối giống với hoa bưởi, cam, quýt bởi cây thuộc họ Cam. Hoa không nở thường xuyên trong năm mà lại xuất hiện sau những trận mưa lớn, thời điểm nở rộ nhiều nhất và vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân.
hoa Nguyệt Quế
Quả Nguyệt Quế có hình trứng và hình bầu dục, khi non có màu xanh và chuyển dần sang màu cam hoặc đỏ tươi khi chín. Mỗi quả chỉ có từ 1 -2 hạt giống hình giọt nước đục màu vàng hoặc hơi xanh, khi chín mọng nước.
quả Nguyệt Quế
Đặc điểm
Cây hoa Nguyệt Quế có tốc độ sinh trưởng trung bình, cây rất thích hợp với điều kiện đầy nắng và đất thoát nước tốt. Cây cần cung cấp nhiều nước, sống và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 13 đến 39 độ C, loại đất phù hợp nhất để cây phát triển chính là loại đất pha thịt, thông thoáng và màu mỡ, độ pH = 5 – 7
cây hoa Nguyệt Quế bonsai
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Cây Nguyệt Quế được trồng bằng phương pháp gieo hạt, chiết cành, ghép mắt, giâm cành.
– Phương pháp được sử dụng nhiều là ghép mắt: Chọn cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, chọn cành bánh tẻ không quá già, ra hoa được 1 – 2 lần. Gốc ghép phải mọc thẳng, không bị dị dạng, không sâu bệnh. Chọn nhánh ghép là cây mẹ sinh trưởng tốt, nhánh mọc ngoài trẳng sau đó ghép với kích thước vừa hoặc nhỏ hơn miệng ghép. Lưu ý không để mắt ghép bị bẩn, bầm dập.
cây hoa Nguyệt Quế bonsai
– Cây cần nhu cầu nước cao, bởi vậy luôn phải cung cấp đủ nước cho cây.
– Cây ưa ánh sáng trực tiếp và cường độ ánh sáng thích hợp nhất là vào buổi sáng và buổi chiều tối.
– Chọn loại đất phù hợp nhất cho cây chính là đát pha hoặc đất thịt, màu mỡ và thông thoáng.
– Bón phân định kỳ cho cây 1 – 2 tháng/lần. lượng phân bón tùy thuộc vào cây to hay nhỏ.
– Đối với cây trồng trong chậu cứ 3 – 4 tháng thay chậu 1 lần bằng cách, loại bỏ 1/3 lớp đất cũ trong chậu thay bằng hỗn hợp đất sạch. Nên thay chậu vào mùa xuân, hoặc trước mùa mưa để cây đâm chồi nảy lộc đúng vụ.
– Tiến hành tỉa cành cho cây thường xuyên 1 tháng/lần vào mùa mưa và 2 tháng/lần vào mùa nắng.
– Cây hay bị loài sâu bùa vẽ phá hoại vậy nên cần phải hết sức lưu ý và diệt trừ loại sâu này bằng thuốc Cymbush, Bi, Lannate. Các loại rầy mềm, rầy chổng cánh, bệnh loét do vi khuẩn gây nên, và một số bệnh thối gốc chảy nhựa ảnh hưởng trực tiếp tới sức sinh trưởng của cây.
Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Dịch Vụ Thương Mại Hoàng Lam
- Địa Chỉ: Km 25 + 500 Đại lộ Thăng Long, thôn Đồng Kho, xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất, Hà Nội
- Hotline: 0967895883
- Email: kinhdoanhhoanglam123@gmail.com
- Website: caycothuhoanglam.com