CÂY MÍT

 

Cây Mít

Mô tả

Mít thuộc nhóm cây ăn quả rất ngon, là loại cây có giá trị kinh tế cao, thuộc họ Dâu tằm và có nguồn gốc từ Ấn Độ, quả Mít là loại quả quốc gia của Bangladesh. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mít khá đơn giản. Chính vì thế, ở nước ta Mít rất được ưa chuộng và được trồng rất phổ biến.

Là loại cây ăn quả phổ biến, Mít có quả thơm ngon có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người, là loại cây lâu năm nên khi trồng một lần cây cho quả đến hàng chục năm sau, đồng thời là loại cây dễ chăm sóc không cần tốn công sức của người trồng. Mít không chỉ để ăn quả khi chín, mà nó còn được áp dụng trong việc chế biến thực phẩm như: Mít sấy khô, làm kẹo, làm nước uống, nấu ăn…Vì thế nhu cầu sử dụng mít đối với người tiêu dùng là rất cao.

Đặc điểm 

Có nhiều loại mít ngon: Mít tố nữ, Mít mật, Mít na, Mít  Thái, Mít dai, Mít không hạt, …

Cây có chiều cao trung bình từ 4-15m, sống lâu năm, vừa là cây bóng mát, vừa là cây ăn quả. Thân cây màu xám đậm, có nhiều cành nhánh, trên những cành non có nhiều lông. Lá màu xanh đậm, hình bầu dục, nổi rõ gân, lá dày, cứng, không có răng cưa, đầu tròn.

Hoa mọc trên cuống ngắn và thô, ở cành lớn và cả thân chính. Mít có hoa đực và cái trên một cây. Hoa đực mọc thành cụm, có lông tơ mềm. Hoa cái cũng mọc thành cụm tạo thành trục, trên mặt cụm hoa cái có nhụy trẻ đôi.

Quả rất to, hình trái xoan, kích thước trung bình dài khoảng 50cm, trên vỏ có nhiều gai cứng và nhọn. Trong quả chứa nhiều múi màu vàng có ngon, ngọt và thơm.

Ứng dụng

Làm cây cảnh quan bóng mát

  • Cây Mít là loại cây bóng mát có tác dụng che nắng nóng rất tốt, cây cao to, lá xanh quanh năm, tán dầy, chống chịu khắc nghiệt rất tốt vừa giúp cân bằng môi trường sống, điều hòa không khí, cải thiện môi trường đem đến không gian trong lành, mát mẻ đặc biệt trong mùa hè.

Làm cây cảnh bosai

  • Cây Mít là loại cây ăn quả cho trái thơm ngon, thơm, ngọt, giàu dinh dưỡng, được người già đến trẻ em rất yêu thích:

Làm thực phẩm

  • Múi Mít để ăn tươi rất ngon miệng hoặc sấy khô, sữa chua, làm mứt hoặc làm các món mặn: nấu canh, làm gỏi, làm nộm, xào thịt, kho cá…
  • Xơ Mít để muối dưa vị rất lạ
  • Hạt Mít luộc, rang đều có vị bùi, ngọt, thơm
  • Gỗ Mít là loại gỗ quý, có thân to, thớ mềm, không bị nứt thường được dùng để làm đồ nội thất sang trọng, dùng trong xây dựng, đồ mỹ nghệ…

Cách trồng và chăm sóc

Chọn giống 

  • Cần chọn loại mít phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường nơi bạn định trồng, cây giống được chọn phải khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.

 Nhân giống

  • Có nhiều phương pháp nhân giống dành cho Mít để người trồng lựa chọn như: Nhân giống bằng hạt, giâm cành, ghép cây, chiết cành hay là phương pháp nuôi cấy mô. Thường trồng mít theo phương pháp truyền thống là nhân giống bằng hạt vì phương pháp này rất dễ làm.

Kỹ thuật trồng 

  • Thời vụ trồng cây: Thời điểm trồng cây thích hợp nhất là đầu mỗi mùa mưa vì cây rất ưa nước, thiếu nước cây khó sống. Khoảng cách cây từ 3m đến 5m/cây
  • Cần bón lót cho các cây, mỗi gốc cần bón với liều lượng như sau: 5kg phân hữu cơ vi sinh + 0,4kg lân + 0,4kg vôi bột + 10 gram chất Furadan 3G. Cách trồng phụ thuộc khá nhiều vào mặt bầu, đối với loại đất độ dốc của đất là thấp cần trồng trồng mặt bầu của cây giống ngang so với mặt đất, đối với loại đất độ dốc của đất là cao cần trồng mặt bầu của cây giống  thấp hơn mặt đất khoảng 25cm.
  • Trong khi trồng cây cần cắt đáy bầu. Khi trồng xong cây cần cắm cọc nhằm mục đích cố định cây con để cây không bị gãy đổ khi mưa bão.

Kỹ thuật chăm sóc 

  •  Vệ sinh đất: Rễ Mít mọc nổi nên tuyệt đối không cuốc sâu xung quanh gốc cây làm tổn thương rễ trong quá trình làm vệ sinh cỏ, vì nếu rễ cây bị ảnh hưởng thì  sẽ làm cho quả mít bị nứt, múi Mít sẽ bị nhỏ và sượng.
  •  Tưới nước: Thời kì đầu khi trồng cây cần thường xuyên cung cấp nước cho cây, sau khi cây được một năm tuổi lượng nước cung cấp cho cây cần hạn chế. Vì vậy nếu trồng cây vào mùa mưa thì không cần tưới nước cho cây.
  •  Bón phân: Lượng phân bón cần thiết cho cây vào khoảng 5kg phân chuồng hoai mục cho một gốc cây. Đồng thời cần bón khoảng 0,4kg phân lân giúp cây phục hồi và phát triển bộ rễ. Để lá cây phát triển thuận lợi cần bón phân chuyên dùng cho lá là  0,4kg phân AT-01 một gốc cây.
  • Trước khi cây ra hoa cần bón 0,4kg phân AT-02 giúp cây ra hoa đều. Phân  AT-02  có hàm lượng P và K  nhiều hơn N rất tốt cho sự phát triển của hoa.
  •  Tỉa cành: Khi chiều cao cây được khoảng 1m, số lần tỉa cành phụ thuộc vào việc cây đã ra quả hay chưa. Với cây chưa ra quả tỉa cành cho cây khoảng 2 hoặc 3 làn mỗi năm, khi cây đã ra quả chỉ nên tỉa cành cho cây mỗi năm một lần khi cây thu hoạch xong. Loại bỏ các cành cành nhỏ, cành sát mặt đất, các cành không mọc không đúng hướng, các cành tược và các cành sâu bệnh.

Sâu bệnh  

  • Ruồi đục trái và bệnh thối trái: Ruồi đục trái thương xuất hiện nhiều vào mùa mưa, ruồi thường hoạt động vào ban ngày, những con ruồi cái chích vào vỏ trái và đẻ trứng. Dấu hiệu có thể nhận biết được trái Mít bị ruồi đục trái tấn công là ở trên vỏ trái thường có những đốm nhỏ màu nâu có nhựa đục chảy ra, tại những vết bệnh thường bị mềm nhũn.
  • Sâu đục thân, cành: Dấu hiệu nhận biết cây bị sâu tấn công là ở trên cây có những lỗ nhỏ thấy có mùn gỗ đẩy ra. Sâu gây hại nếu không phát hiện sớm sẽ khiến cây chết, khô cành, gãy cành.
  • Bệnh thối nhũn: Thường xuất hiện ở thời kì cây con, ở trong những vườn ươm có độ ẩm cao ở trên gốc, giá thể có những nấm tròn lây nhanh, xuất hiện khiến gốc cây bị teo, ngọn cây bị thối, làm giảm đỉnh sinh trưởng của cây, chết cây.
  • Rầy, rệp : Cây Mít thường xuất hiện nhiều loại rầy, rệp gây hại, các loại rầy rệp này thường gây hại trên lá non, đọt non, trái bằng cách chích hút nhựa, trái và lá cây bị quăn queo. Rầy gây hại làm giảm tốc độ phát triển của cây, dị dạng ở trái.

Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Dịch Vụ Thương Mại Hoàng Lam

  • Địa Chỉ: Km 25 + 500 Đại lộ Thăng Long, thôn Đồng Kho, xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất, Hà Nội
  • Hotline: 0967895883
  • Email: kinhdoanhhoanglam123@gmail.com
  • Website: caycothuhoanglam.com
0967895883
chat-active-icon